5 cách tăng doanh số bán hàng trên website
23/02/2020
Website ngày nay là một công cụ không thể thiếu trong việc PR, marketing, và kinh doanh của một doanh nghiệp hiện đại. Việc chỉ sở hữu một website và việc biết ứng dụng website để tăng tỉ lệ chuyển đổi và tăng doanh số bán hàng là một vấn đề rất khác nhau. Những ngành nghề khác nhau thì cách dùng website cũng khác, tuy nhiên điểm chung là mọi doanh nghiệp là đều muốn tăng doanh số bán hàng thông qua website của mình. Vậy phương pháp để kinh doanh online trên website hiệu quả là gì? Tham khảo ngay bài viết dưới đây.
1. Lập chiến lược bán hàng phù hợp:
Bên cạnh việc sở hữu một giao diện thân thiện với người dùng, khi bán hàng, đừng để cửa hàng trực tuyến của bạn như là những đứa trẻ mồ côi đơn độc, hãy đảm bảo cho nó hoạt động cùng với các kênh bán hàng khác. Các nhà bán hàng thành công đã chỉ ra rằng trang web chỉ là một kênh bán hàng, bên cạnh đó còn có các kênh bán hàng khác như bán hàng qua điện thoại, bán hàng trực tiếp…. Mọi thứ cần phải hoạt động cùng với nhau. Điều này có nghĩa rằng các khách hàng có thể nghiên cứu và lựa chọn một trong các kênh bán hàng của bạn mà họ cảm thấy phù hợp nhất. bên cạnh đó, việc chú trọng, chăm chút, quản trị website sao cho hiệu quả cũng là một trong những bước không nên bỏ qua.
>>>>Xem thêm: Quy Trình Và Cách Quản Lí Đơn Hàng Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp
2. Chú trọng tâm lý khách hàng
Tỷ lệ bán hàng trực tuyến thành công cao hơn nhờ tìm khách hàng thông qua phân tích tâm lý khách hàng. Các thuật toán ngày càng thông minh giúp các website kinh doanh tiếp cận được với khách hàng tiềm năng hiệu quả. Hãy chú tâm vào người truy cập website của bạn, đừng chỉ tập trung vào sản phẩm. Trên website bán hàng online của mình, bạn hãy vẽ ra những cuộc du ngoạn mà bạn cho là khách hàng sẽ cảm thấy thích thú, tương tác với web, với bạn. Và dĩ nhiên mục đích cuối cùng là không lần này thì cũng lần sau họ sẽ quay lại mua hàng thông qua website kinh doanh của bạn.
Một khía cạnh cực kỳ quan trọng trong tâm lý khách hàng nữa là bạn phải giải quyết mọi thắc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng. Hay nói chung là khâu chăm sóc khách hàng. Hãy để lại những thông tin liên lạc của bạn một cách rõ ràng, chính xác trên web. Hoặc sử dụng phần mềm chat trực tuyến trên web rất dễ sử dụng và tiện lợi.
Đừng bao giờ để xảy ra tình trạng khách hàng muốn liên hệ với bạn mà không biết liên hệ bằng cách nào hoặc liên hệ mãi không được. Đó là một thất bại trầm trọng trong kinh doanh website bán hàng online.
3. Tập trung vào sự xuất hiện sản phẩm
Website bán hàng online của bạn có nhiều cấp bậc thông tin hình ảnh về sản phẩm để khách hàng có nhu cầu tìm hiểu chuyên sâu sẽ ở lại lâu trong web của bạn hơn. Cách làm dễ thấy hiện nay là ngoài hình ảnh, thông tin chính ở trang sản phẩm thì có thêm trang chi tiết sản phẩm. Trong trang chi tiết sản phẩm, hình ảnh sản phẩm to, rõ đẹp hơn, thông tin về sản phẩm đầy đủ hơn.
Bạn cũng có thể cho khách hàng hiểu thêm sản phẩm bằng các đánh giá, nhận xét sản phẩm của các khách hàng khác. Để website bán hàng online sinh động hơn, bạn có thể làm những clip giới thiệu về sản phẩm, nhóm sản phẩm để khách hàng cảm thấy thích thú hơn. Sự chăm chút cách thể hiện cũng là cách làm khách hàng cảm thấy hài lòng, được tôn trọng và dĩ nhiên là họ sẽ dễ dàng mua hàng của bạn.
>>>Xem thêm: Cách SEO Fanpage Bán Hàng Online Hiệu Quả
4. Thêm nút mua hàng, đặt hàng và thanh toán
Một website bán hàng chuyên nghiệp cần tích hợp thêm nút mua hàng, đặt hàng và phương thức thanh toán đa dạng. Điều này giúp cho các khách hàng cảm thấy thuận tiện hơn khi mua hàng đồng thời thúc đẩy việc bán hàng tốt hơn thông qua các thông điệp kêu gọi mua hàng (Call To Action). Bên cạnh đó, các web bán hàng lớn nên có thêm hệ thống thanh toán với các phương thức đa dạng như thẻ Visa, thẻ ATM, Paypal, Bảo kim hay ví điện tử để khách hàng có thể thanh toán nhanh chóng sau khi mua hàng.
>>>Xem thêm: Các phương thức thanh toán online phổ biến trên website
5. Tích hợp bản đồ vị trí cửa hàng, doanh nghiệp của bạn
Khi làm trang web bán hàng, các cửa hàng hoặc doanh nghiệp nên tích hợp thêm bản đồ ví trí cửa hàng, doanh nghiệp của mình để khách hàng có thể đến trực tiếp địa chỉ đó để mua hàng khi có nhu cầu. Nếu doanh nghiệp của bạn có quá nhiều chi nhánh có thể thống kê các chi nhánh theo bảng hoặc tạo các hộp tìm kiếm địa điểm cửa hàng chi nhánh theo khu vực.
Hi vọng với bài chia sẻ trên, bạn có thể vạch ra một kế hoạch kinh doanh online hiệu quả. Chúc các bạn thành công!